Vé máy bay giá rẻ Phú Yên đi Huế, Khám phá kinh thành Huế

Ngày nay, nơi này được biết đến là thành phố Festival của Việt Nam. Festival nơi đây lần đầu được tổ chức vào năm 2000, với sự thành công ngoài mong đợi Thành phố vùng này đã quyết định 2 năm sẽ tổ chức Festival 1 lần.

mảnh đất này ngoài nổi tiếng với núi Ngự hùng vĩ soi bóng bên dòng sông Hương thơ mộng nên thơ và các di tích cổ xưa của các triều đại vua chúa thì Huế còn được biết đến với nhiều bãi biển đẹp cho những ai thích du lịch.

Huế còn là địa điểm du lịch lý tưởng không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích tìm hiểu, khám phá những di tích lịch sử, văn hóa của Việt Nam.

1. Vé máy bay giá rẻ Phú Yên đi Huế

Hiện nay chưa có hãng hàng không nào khai thác và cung cấp vé máy bay Phú Yên đến Huế, để đi máy bay từ Phú Yên đến Huế. Bạn phải bay Phú Yên đến TP.HCM sau đấy đặt vé bay tới Huế.

Vé máy bay giá rẻ đi Huế khởi hành từ Phú Yên chưa được hãng hàng không nào khai thác. Truy cập website: Vevip.vn để tìm hiểu thêm thông tin về các chặng bay đến Huế của Hãng các hãng.

Bảng giá vé máy bay từ Đồng Hới (VDH) Sài Gòn (SGN)

**Lưu ý:

  • giá vé máy bay chưa bao gồm thuế và phí
  • Chưa có bay thẳng, đây là giá vé kết hợp

2. Mẹo săn vé máy bay giá rẻ đi Huế

Mua vé trên app du lịch

Như các bạn đã biết các app du lịch như traveloka, agoda, booking thường tích hợp việc mua vé máy bay kèm đặt phòng khách sạn. Họ cũng sẽ tung ra những ưu đãi và khuyến mại tích hợp vừa đi lại và chỗ ở sẽ giúp các bạn tiết kiệm được chi phí hơn cho chuyến du lịch của mình rất nhiều.

Với bản thân mình thì mình tải app của traveloka, app này có một ưu điểm rất hay đó chính là luôn thông báo và cập nhật các chuyến bay giá rẻ. Các bạn chỉ cần vào phần cài đặt và để chế độ thông báo traveloka sẽ thông báo ngay tới cho các bạn các chuyến bay giá rẻ. Sau đó bạn có thể lên các website của hãng hàng không đó, để đặt mua vé máy bay.

Sau đó khi đã mua được vé máy bay giá rẻ rồi bạn có thể tích hợp đặt phòng luôn trên app. Vậy là bạn vừa mua được vé máy bay giá rẻ cùng với đó là đặt được phòng giá rẻ quá tiện lợi phải không nào.

Với cách này thì không tốn thời gian và rất tiện lợi nữa. Các bạn hãy thử làm theo cách của mình xem nhé.

3. Thời điểm lý tưởng để du lịch Huế

Tháng 5 đến tháng 7: mùa du lịch biển

Theo như sự tìm hiểu của Huế Smile Travel thì lễ hội du lịch biển ở Huế thường rơi vào từ tháng 5 – tháng 7. Không khí mùa hè nóng nực, oi bức sẽ làm cho bản thân trở nên bực bội và mệt mỏi, vì thế hãy đến với Huế để cùng trải dài trên bãi cát trắng tinh và hòa mình cùng làn sóng trắng xóa của biển Thuận An, làn nước trong xanh mát rượi của bãi biển Lăng Cô huyền thoại.

Khám phá đầm Phá Tam Giang, đầm Lập An hay đầm Truồi thì khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 là thời điểm lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống của ngư dân trên đầm phá: cùng ngư dân đánh bắt thủy hải sản, thưởng thức các món ăn địa phương và thả mình vào khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp của vùng đầm phá.

4. Khám phá kinh Thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn.

Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km.

Kỳ đài

Hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.

Cửu vị thần công

Là tên gọi 9 khẩu thần công thời nhà Nguyễn được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803). Chín khẩu thần công này được đánh giá là lớn nhất của Việt Nam, và là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.

Cửu vị thần công xưa được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn của kinh thành Huế. Đến năm 1917 đời vua Khải Định, các cỗ súng này được chuyển ra vị trí Kỳ đài như ngày nay.

Hoàng Thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

Tử Cấm Thành

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Hiện nay hầu hết các công trình trong Tử Cấm thành đều đã xuống cấp do thời gian hoặc bị phá hủy trong chiến tranh.

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế

Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế là một viện bảo tàng tại số 3, Lê Trực, Tp Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: long – li – quy – phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán.

Tòa nhà này chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.

Hồ Tịnh Tâm

Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên ban đầu là ao Ký Tế. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm.

Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, nhưng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX. Cảnh đẹp của hồ đã tạo nguồn thi hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…

Đàn Xã Tắc

Đàn Xã Tắc là một công trình thuộc quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi tế thần đất và thần lúa của triều Nguyễn ở kinh đô Huế. Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này.

Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự). Từ sau 1975, Đàn hoàn toàn biến mất và chỉ còn sót lại chỉ còn tấm biển “Thái Xã Chi Thần”.

Trên đây là bài viết “Vé máy bay giá rẻ Phú Yên đi Huế, Khám phá kinh thành Huế“, Hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn bỏ túi được một số kinh nghiệm hữu ích khi săn vé máy bay đi Huế giá rẻ.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!