Hành khách truy cập website Vevip.vn hoặc gọi đến Hotlines: 0965677466 (24/7) – 0965201414 – 0982323021 để xem các hành trình khác đến với Huế đang được các Hãng khai thác.
+ Ngọ Môn: là cửa chính của Hoàng Thành, là nơi tổ chức lễ duyệt binh, lễ truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (lẽ ban lịch năm mới)…

+ Kỳ Đài: là cột cờ của triều đình nhà Nguyễn, nằm ở chính giữa hướng nam của kinh thành – theo lời ghi trong Kinh Dịch là “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (nghĩa là: Vua quay mặt về hướng Nam cai trị thiên hạ)

+ Điện Thái Hòa: được coi như một biểu tượng cho sự quyền lực của triều đình nhà Nguyễn, đây còn là nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều 2 lần một tháng (ngày 1 và 15 âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…

+ Quốc Tử Giám – Bảo tàng lịch sử
Thừa Thiên Huế: (giá vé tham quan là 30k/người/lượt). Quốc Tử Giám chính là trường đại học đầu tiên và cũng là duy nhất của thời phong kiến, ban đầu là ở Thăng Long dưới thời Lý, sau đó được xây dựng tại
Huế vào thời nhà Nguyễn.
Hiện nay, Quốc Tử Giám đã trở thành Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, nơi lưu giữ lại những giá trị lịch sử quan trọng về một thời kháng chiến hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.

+ Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình
Huế: bảo tàng có tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An được xây bằng gỗ quý, trên các cột gỗ có hình chạm khắc tứ linh long – ly – quy – phượng và hơn 1000 bài thơ được viết bằng chữ Hán.
Đây được coi là ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống cung điện triều Nguyễn. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn.
Bảo tàng này hiện có tới hơn 700 hiện vật như: gốm mộc, gốm tráng men từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn, ngoài ra còn có cả gốm sứ Trung Hoa, Nhật, Pháp…

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi với một cái tên khác là chùa Linh Mụ, nằm trên ngọn đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương. Chùa được xây dựng từ những năm 1600 và được bảo tồn qua nhiều lần, cho đến ngày nay chùa vẫn là một trong những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
Gắn liền với chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên và tiếng chuông chùa vang xa. Chuông được đánh 2 lần trong một ngày, vào 3h30 và 19h30, mỗi lần đánh liên tục 108 hồi trong 1 tiếng. Đây cũng chính là điều khiến cho chùa Thiên Mụ trở nên đặc biệt hơn.

Với quy mô mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Nằm ngay bên bờ Hương Giang thơ mộng, với lối kiến trúc cổ kính, chùa Thiên Mụ đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nơi xứ Huế trở nên duyên dáng hơn.

Sông Hương
Con sông nằm trải dài khắp đất cố đô, uốn lượn tựa nhẹ nhàng qua khắp các địa danh nổi tiếng của Huế. Dòng Hương Giang có lẽ đã chứng kiến hết tất cả sự hình thành, những cuộc chiến và cả vòng xoáy của cuộc đời những con người nơi đây.
Đến với sông Hương, bạn nên thử một lần trải nghiệm ngồi thuyền ngắm dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình và lắng nghe các làn điệu dân ca xứ Huế nữa nhé.
Đặc biệt, đi thuyền vào buổi tối thì khí trời rất mát mẻ, bạn sẽ được ngắm nhìn kinh thành Huế lung linh huyền ảo và được đắm mình trong sự lãng mạn của Huế về đêm. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang được sống trong thời kì vua chúa thời xưa vậy đó. À, nếu có đi vào ban đêm, đúng ngày rằm thì đừng quên thả đèn hoa đăng để gửi gắm những ước nguyện và tâm tư của mình nhé.

Cầu Tràng Tiền
“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Mấy lâu nay mang tiếng chịu lời
Có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà ra”
Cầu Tràng Tiền hay còn được gọi với tên khác là cầu Trường Tiền, nằm ở trung tâm thành phố Huế và cũng là một trong những biểu tượng đặc trưng của mảnh đất cố đô. Cầu có tất cả 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, kết hợp với sông Hương được xem như biểu tưởng của thành phố.
Nếu có dịp đến với Huế mộng mơ đúng vào dịp hè thì bạn đừng bỏ lỡ cầu Tràng Tiền nhé, bởi cầu đẹp nhất là khi có những đóa hoa phượng đỏ rực như điểm xuyết vào khung cảnh bình yên vốn có nơi đây.

Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba là khu chợ nổi tiếng nhất ở Huế nói riêng và cả miền Trung nói chung. Chợ nằm dọc theo bờ bắc của sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc.
Những tinh túy về văn hóa vật chất của Thừa Thiên – Huế vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay bạn đều có thể tìm thấy ở chợ Đông Ba như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quýt Hương Cần, sen khô hồ Tịnh… và cả những món ăn đặc sản truyền thống của Huế, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái…

Đồi Vọng Cảnh
Nằm tĩnh lặng bên dòng Hương Giang, Đồi Vọng Cảnh chỉ cách trung tâm thành phố Huế chừng 7km, khá thuận tiện cho việc đi lại. Nếu đứng từ trên đồi Vọng Cảnh trông xuống bạn có thể thấy được bức tranh trữ tình của thành phố, đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua chúa thời Nguyễn, hòa cùng với thiên nhiên cây cối thơ mộng.
Thời điểm vàng để các bạn ghé đến đồi Vọng Cảnh là lúc hoàng hôn hoặc bình minh, đây là thời điểm bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn ngất sự nên thơ của đất trời nơi đây.

Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình nằm ở bờ phải sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 4km về phía Nam. Núi Ngự Bình cùng với sông Hương hòa quyện vào nhau, luôn ở bên cạnh nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế và đã trở thành biểu tượng của xứ Huế từ rất lâu rồi. Cũng bởi vậy mà người ta mới có câu nói quen thuộc mỗi khi nhắc về Huế, Huế là xứ xở của “sông Hương, núi Ngự”.
Trên đây là bài viết “Vé máy bay Đắk Lắk đi Huế giá rẻ, Du lịch khu vực nội thành Huế”, Hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn định hình được quy trình săn vé máy bay từ Đắk Lắk đến Huế giá rẻ.
Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!