Vé máy bay đi Phnom Penh, cũng khám phá ẩm thực của Phnom Penh

Cung điện hoàng gia Campuchia là điểm tham quan chính mà du khách mua vé máy bay đi Phnom Penh không thể bỏ qua, được xây dựng sau khi vị vua Norodom dời đô từ Oudong về Phnom Pênh vào năm 1800. 

Bảo tàng quốc gia Campuchia được thiết kế bởi George Groslier và Ecole des Arts Cambodgiens, được xây dựng năm 1917 theo kiến trúc truyền thống của người Khmer và lễ khánh thành vào năm 1920 bởi vua Sisowath.
Tượng đài độc lập Phnom Penh được xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9/11/1962 để đánh dấu ngày độc lập của Campuchia thoát khỏi đô hộ của thực dân, đế quốc.
Khám phá ngay thủ đô huyền bí với những điểm đến ấn tượng nhất của đất nước Campuchia bằng những tấm vé máy bay đi Phnom Penh giá rẻ.

1. Phương tiện di chuyển từ sân bay về trung tâm Phnom Penh

Vé máy bay đi Phnom Penh sẽ đưa bạn hạ cánh tại sân bay quốc tế Phnom Penh. Đây là cảng hàng không lớn nhất của Campuchia, xây dựng gần ngay thủ đô và cách trung tâm khoảng 7km về phía tây. Sân bay này có 2 nhà ga là ga nội địa và ga quốc tế, cùng một khu vực dành riêng cho hành khách VIP.

Bởi khoảng cách không quá xa nên dể di chuyển về trung tâm thành phố, bạn có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, taxi hoặc tuk tuk.

Xe taxi: Phương tiện di chuyển nhanh gọn, phù hợp với nhóm đông người. Trước khi di chuyển, bạn cần hỏi kỹ giá cước và thương lượng để tránh bị chặt chém. Chi phí trung bình cho đoạn đường từ sân bay về trung tâm Phnom Penh là khoảng 9 USD.

Xe tuk tuk: Phương tiện phổ biến và được ưa chuộng tại Phnom Penh, có thể đi được khoảng 4 khách/xe. Khác với Tuk Tuk ồn ã ở Bangkok, Tuk Tuk ở Phnom Penh khá tiện nghi, sạch sẽ và yên tĩnh hơn. Giá cước cho lộ trình này tầm 5 USD.

Xe ôm: Phương tiện giá rẻ với chi phí khoảng 3 – 4 USD.

2. Các địa điểm du lịch nổi tiếng

Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh

Rất giống kiểu cung điện Hoàng gia ở Bangkok, cung điện này là nơi ở chính thức của Vua Sihamoni có với mái che theo kiến trúc Khmer cổ điển và mạ vàng công phu. Cung điện nằm gần trung tâm thành phố và cũng ở gần bờ sông.

Khi ghé thăm cung điện bạn cũng có thể ghé thăm chùa Bạc, còn được gọi là Chùa Phật Ngọc, trong đó có một tầng phủ với hơn 5.000 viên gạch bằng bạc. Bạn cần ăn mặc lịch sự khi ghé thăm nơi này. Bạn có thể thuê sarong và áo thun ở lối vào nếu cần thiết.
Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia, là một tổ hợp các tòa nhà phục vụ như là nơi cư trú của hoàng gia của vua Campuchia. Tên đầy đủ của nó trong ngôn ngữ Khmer là Preah Barum Reachea Veang Chaktomuk Serei Mongkol. Các vị vua của Campuchia đã chiếm nó kể từ khi nó được xây dựng vào năm 1860, với một thời gian vắng mặt khi đất nước bước vào tình trạng hỗn loạn trong và sau khi triều đại của Khmer Đỏ.
Cung điện được xây dựng sau khi vua Norodom chuyển kinh đô từ Oudong về Phnom Penh vào giữa thế kỷ thứ 19. Nó được xây dựng trên đỉnh một thành trì cũ gọi là Banteay Kev. Nó phải đối mặt về phía Đông và nằm ở bờ Tây của bộ phận ngang của sông Tonle Sap và sông Mekong được gọi là Chaktomuk.
Các phức tạp được chia bởi các bức tường thành bốn hợp chất chính, về phía nam là Chùa Bạc, đến phía bắc là Khemarin Palace và các hợp chất trung tâm chứa Throne Hall và phía tây là khu vực tư nhân hoặc Tòa Nội.
Các tòa nhà của cung điện được xây dựng dần dần làm thêm giờ, và một số đã được tháo dỡ và xây dựng lại như vào cuối năm 1960. Nhưng một số tòa nhà cũ ngày trở lại vào thế kỷ thứ 19.

Cánh đồng chết Choeung Ek

Cánh đồng chết hay còn gọi là Đài tưởng niệm Choeung Ek là một lời nhắc nhở về lịch sử bi thảm của Campuchia. Nằm cách thành phố Phnom Penh 17 km về phía nam, đây là một trong những bãi chôn tập thể do chế độ Khmer Đỏ gây ra trong thời kỳ cai trị đất nước từ năm 1975 đến năm 1976.

Các ngôi mộ chỉ được tìm thấy sau khi đội quân Khmer Đỏ chạy trốn khỏi thành phố, chính quyền mới sau đó đã dựng nên một đài tưởng niệm Phật giáo cho hơn 15.000 nạn nhân ở cánh đồng chết.

Chuyến đi mất nửa ngày để tham quan đài tưởng niệm này và Nhà tù S-21 sẽ được hướng dẫn bằng loa phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ cũng như phát lại lời khai của những kẻ sống sót từng làm việc dưới chế độ.

Đền Ta Prohm ở Tonle Bati

Đền Ta Phrom ở Tonle Bati được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, tương tự như Angkor Wat ở Siem Reap – ngôi đền nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc bằng đá được bảo quản tốt và những thần thoại về thần Hindu.

Ta Prohm cách trung tâm thành phố Phnom Penh khoảng 1 giờ lái xe, với phí vào cửa là 3 USD để tham quan đền, đây là một địa điểm hợp lý và tiện lợi cho những du khách đang ở Phnom Penh.

Các điểm tham quan khác ở Tonle Bati bao gồm Đền Yey Peo (nằm cách đền Ta Phrom 200 m về phía bắc) và hồ Tonle Bati, nơi dân địa phương thường đến dã ngoại. Bạn có thể đến đó nghỉ ngơi sau khi tham quan đền thờ, mức giá thuê lều và võng tương đối thấp.

Đài Tưởng Niệm Độc Lập

Đài Tưởng Niệm Độc Lập được xem là một công trình đánh dấu biến cố lịch sử đặt ở trung tâm thành phố Phnom Penh. Tượng đài còn được biết đến với tên gọi khác là Vimean Ekareach, kỷ niệm ngày giải phóng Campuchia khỏi ách thống trị của người Pháp từ năm 1863 đến năm 1953.

Các lễ hội náo nhiệt của quốc gia này như Ngày Độc Lập (ngày 9 tháng 11) và Ngày Hiến Pháp (ngày 24 tháng 9) đều được tổ chức tại đây. Thời gian tốt nhất trong ngày để tham quan là vào ban đêm, khi Đài tưởng niệm Độc lập và xung quanh được chiếu sáng bởi đèn pha màu xanh, đỏ và trắng.

3. Ăn gì khi tới Phnom Penh?

Cà ri Khmer

Cà ri Khmer là một trong những món ăn truyền thống của người dân campuchia. Đây là món ăn ngon nếu du lịch ở Campuchia bạn nhất định phải thưởng thức .

Đặc điểm nổi bật của món Cà ri Khmer: Cà ri Khmer có đặc biệt là không sử dụng bột ớt mà nguyên liệu chính là dùng vị của nước cốt dừa (Đây chính là sự khác biệt của Cà ri Khmer với món cà ri Ấn Độ hay cà ri Thái). Món cà ri của người Campuchia thường nấu với thịt bò, cá, gà kèm với cà tím, đậu đũa, nước dừa tươi, khoai tây, cỏ chanh và kroeung. Cà ri của người Khmer ăn kèm bánh mì rất ngon khi ăn bạn sẽ cảm nhận được các hương vị  như : mùi thịt bò kết hợp với thịt gà, … nước dừa. Tạo nên hương vị đặc biệt rất ngon.

Lap Khmer ( Salad bò tái chanh)

Đây cũng là một món ăn truyền thống rất ngon của người Khmer. Khi đến campuchia bạn nên thưởng thức món này hương vị rất ngon và đặc biệt đấy.

Điểm đặc biệt của món Lap Khmer là: Lap Khmer hay còn có tên  gọi là salad bò tái chanh. Lap Khmer thường cho nhiều thịt bò hơn là salad. Ở các nhà hàng đều nướng qua thịt bò trước khi làm salad.

Nguyên liệu để làm Lap Khmer gồm thịt bò, nước cốt chanh, cỏ chanh, tỏi, hành, nước mắm, bạc hà, húng quế, đậu đũa, tiêu hạt tươi. Thịt bò được thái mỏng chần qua nước sôi sau đó làm tái bằng nước cốt chanh và các nguyên liệu kể trên. Khi bạn  ăn Lap Khmer  sẽ cảm nhận được  vị ngọt của thịt bò, vị mặn vừa phải và cộng với vị hơi cay cay của ớt  và vị hơi chua của nước cốt chanh.

Hủ tiếu Nam Vang Campuchia

Hủ tiếu là món ăn  bình dị được nhiều du khách ưa chuộng khi tới Campuchia.

Hủ tiếu có mùi thơm đặc trưng, hương vị đậm đà từ nước xương hầm, vị ngọt của cá mực khô cùng với sợi hủ tiêu, hủ tiếu còn có thịt nạc băm, tôm, mực, … tất cả đã tạo nên món ăn hấp dẫn. Hủ tiếu Nam Vang Campuchia có hượng vị thơm, ngon đặc biệt.

Chúc các bạn có một chuyến du lịch thú vị khi tới Phrom Penh, hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn mua được một chiếc má bay giá rẻ để đến thành phố xinh đẹp này. Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!