Ngộ độc thực phẩm, còn được gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tình trạng này thường xuất hiện nhanh chóng và có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đôi khi đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Y Dược Vĩnh Phúc tìm hiểu về những ngộ độc thực phẩm có thể đem đến tác hại nghiêm trọng như thế nào đối với cơ thể bạn nhé.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực, là tình trạng xảy ra khi bạn tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc chất độc hại. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, hoặc vận chuyển, và khi tiêu thụ, các chất gây nhiễm này có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và đôi khi đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn. Chúng có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi và chán ăn.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày kể từ khi tiêu thụ thức ăn bị nhiễm bẩn. Bao gồm những triệu chứng sau:
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy, có thể lẫn máu
- Sốt
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Chán ăn
- Đau cơ
- Ớn lạnh
Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi ăn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Nôn mửa liên tục
- Đi tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu.
- Bị đi ngoài tiêu chảy dài hơn 3 ngày
- Đau bụng dữ dội
- Sốt cao hơn 38.6°C
Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng như mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, yếu đuối, hoa mắt, chóng mặt
- Mờ tầm nhìn
- Cơ bị teo lại, yếu khó hoạt động ngoài ra cảm giác bị ngứa sắp cơ thể
- Tay hoặc chân lạnh
- Thở nhanh hoặc thở dốc
Yếu tố hàng đầu gây ra ngộ độc thực phẩm
- Tuổi tác: Người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây hại.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn.
- Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện làm trẻ dễ bị tấn công bởi mầm bệnh.
Cách chuẩn đoán và hướng điều trị đối với ngộ độc thực phẩm
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán ngộ độc thực phẩm dựa trên bệnh sử và các triệu chứng của bạn, bao gồm:
- Thời gian phát bệnh
- Biểu hiện của ngộ độc
- Thực phẩm đã tiêu thụ
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc cấy phân để xác định nguyên nhân cụ thể.
Điều trị
Phần lớn các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
- Tìm cách khắc phục việc mất nước: Vì cơ thể đang trong trạng thái phải mất nước do liên tục bị ói mửa, có thể tiêu chảy việc phục hồi nước cho cơ thể.
- Thuốc kháng sinh: Nếu do nguồn cơn tác động là do vi khuẩn thì cần uống kháng sinh.
- Thuốc chống tiêu chảy: Sử dụng các loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu không có sốt và không tiêu chảy ra máu.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm bao gồm:
- Uống nhiều nước: Không uống các loại thức uống khác ngoài nước lọc hoặc nước khoáng để giúp cơ thể đạt lại trạng thái cân bằng.
- Chọn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa: Chọn những thức ăn luộc, ít gia vị. Ăn uống 1 cách chậm rãi.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và những thực phẩm nên ăn
Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Chọn thực phẩm tươi sống: Không mua thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Cần phải có cách bảo quản thực phẩm đúng cách cho từng loại thức ăn khác nhau.
- Nấu chín kỹ: Áp dụng tuân thủ nguyên tắc ăn kĩ uống sôi, không ăn đồ sống.
- Giữ vệ sinh khi chế biến: Đảm bảo dụng cụ chế biến sạch sẽ.
- Ăn ở nơi đảm bảo vệ sinh: Tránh ăn ở những quán ăn không đảm bảo vệ sinh.
Sau khi ngộ độc thực phẩm, cơ thể hay những bộ phận khác của bạn bị yếu. Bạn nên chọn những loại thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa như:
- Các loại thức ăn nhẹ bụng: Trái cây, hoa quả những loại dễ tiêu hoá như sữa, cháo cũng có thể.
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Sử dụng yogurt để cân bằng hệ vi sinh trong ruột.
Việc thực hiện những biện pháp trên sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Đái Tháo Đường: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả
- Loãng Xương – Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Biện Pháp và Chuẩn Đoán
- Triệu Chứng Thoái Hoá Khớp Gối – Nguyên nhân, Phòng ngừa
- Những Chấn Thương Bóng Rổ Thường Gặp và Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả