Mỡ Máu Cao: Nguyên Nhân, Biến Chứng và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mỡ máu cao

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, trong đó mức cholesterol xấu tăng lên và mức cholesterol tốt giảm đi. Việc điều trị kịp thời và hiệu quả có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Cùng Y Dược Vĩnh Phúc tìm hiểu nhé.

Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao, còn được gọi là rối loạn mỡ máu hoặc máu nhiễm mỡ, là tình trạng tăng nồng độ các chất béo có hại và giảm nồng độ chất béo có lợi trong máu.

Các loại mỡ máu

  • Cholesterol:
    • Cholesterol tốt (HDL-C): Có vai trò dẫn truyền máu từ tới gan để có thể tiêu huỷ mỡ thừa trong máu.
    • Cholesterol xấu (LDL-C): Dễ tích tụ trong thành mạch, hình thành mảng bám, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
    • Cholesterol toàn phần: Bao gồm cả HDL-C và LDL-C.
  • Triglyceride: Đây là một loại chất béo được cơ thể sử dụng để cung cấp năng lượng đối vơi cơ thể.

Chẩn đoán mỡ máu cao dựa trên các chỉ số vượt ngưỡng an toàn như sau:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol < 1 mmol/L.

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

  • Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol, chất béo chuyển hóa, đường.
  • Lười vận động.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Gen di chuyền mắc bệnh mỡ máu cao
  • Một số bệnh lý khác: Tiểu đường, suy thận, suy giáp,…

Các biến chứng của mỡ máu cao

Các biến chứng của mỡ máu cao
Các biến chứng của mỡ máu cao

Các biến chứng nguy hiểm của việc mắc bệnh mỡ máu cao có thể kể đến như:

  • Bệnh tim mạch vành: Các mảng bám trong động mạch làm giảm lưu lượng máu tới tim, dẫn đến đau thắt ngực hoặc đau tim. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới bị suy tim.
  • Đau tim: Khi chúng hình thành trong thành máu tạo ra những chỗ che lấp đường đi trong thành mạch có thể dẫn tới bị đau tim.
  • Đột quỵ: Tương tự như đau tim, đột quỵ xảy ra khi não thiếu oxy do mảng bám từ LDL-cholesterol bị vỡ, hình thành cục máu đông và chặn động mạch cấp oxy cho não. Khi tế bào não không có oxy, chúng chết đi, dẫn đến các triệu chứng như suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt, khó khăn trong việc nhìn hoặc nói.
  • Bệnh tiểu đường: Tăng LDL-cholesterol có thể dẫn đến tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng huyết áp: LDL-cholesterol cao cũng có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ đột quỵ sớm.
  • Gan nhiễm mỡ: Tăng mỡ máu có thể gây ra gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và ung thư gan.

Cách điều trị mỡ máu cao

Cách điều trị mỡ máu cao
Cách điều trị mỡ máu cao

Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc

4 loại thuốc thông dụng hiện nay điều trị mỡ máu cao:

  • Statins: Giảm LDL-cholesterol và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Bắt đầu từ liều thấp và có thể tăng liều nếu không đạt hiệu quả sau 4-6 tuần.
  • Niacin: Giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
  • Nhựa gắn acid mật: Giảm LDL-cholesterol.
  • Acid fibric: Có thể giảm thiểu lượng triglyceride trong máu, làm máu có thể lưu thông tốt hơn.

Khi điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân có các bệnh lý khác, cần lưu ý:

  • Bệnh nhân đái tháo đường: Thay đổi lối sống kết hợp với statin để giảm LDL-cholesterol và fibrate để giảm triglyceride. Metformin là lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiểu đường để giảm triglyceride. Với bệnh nhân có nồng độ triglyceride cao và khó kiểm soát đường máu, insulin có thể hiệu quả hơn so với thuốc uống.
  • Bệnh nhân suy tuyến giáp: Sử dụng hormone giáp trạng.

Khi các yếu tố bệnh sinh được giải quyết, bệnh nhân có thể giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu. Cần lưu ý các tác dụng phụ và tương tác thuốc, nên chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị mỡ máu cao với chế độ lối sống khoa học

Nguyên nhân chính của tăng cholesterol máu là chế độ ăn không hợp lý, rối loạn chuyển hóa hoặc do di truyền. Vì vậy, để dự phòng và điều trị tăng mỡ máu, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng:

Chế độ ăn uống

  • Tránh thức ăn nhiều chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói; thay mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu.
  • Hạn chế các loại đồ ăn vặt, bánh quy, kẹo dẻo, hamburger, bánh kem.
  • Giảm tiêu thụ thịt, cá xuống còn 150-200g/ngày, không ăn quá 3 quả trứng/tuần.
  • Tránh thịt mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm, thay bằng đạm thực vật như đậu tương.
  • Hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá vì các hoạt chất trong đó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và tăng mỡ máu.
  • Tăng cường rau và trái cây như cam, bưởi, táo, nho.
  • Rèn sức bền với các bài tập như đi bộ nhanh, chạy, đạp xe để giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, giảm cân, giảm huyết áp, giảm stress và củng cố xương.

Có thể bạn quan tâm