Chấn Thương Khớp Vai Khi Chơi Thể Thao: Làm Sao Để Phòng Tránh?

Chấn thương khớp vai

Chấn thương khớp vai là tình trạng tổn thương xảy ra ở khớp vai, một trong những khớp linh động nhất cơ thể, thường do vận động quá mức, sai kỹ thuật thể thao, tai nạn, hoặc lão hóa. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng Y Dược Vĩnh Phúc tìm hiểu bạn nhé.

Chấn thương khớp vai là gì?

Chấn thương khớp vai là gì?
Chấn thương khớp vai là gì?

Khớp vai là một trong những khớp linh động nhất của cơ thể, và điều này cũng khiến nó dễ bị chấn thương.

  1. Vận động quá mức: Các hoạt động như bơi lội, chơi quần vợt, và cầu lông đòi hỏi chuyển động vai liên tục, dẫn đến căng thẳng và chấn thương.
  2. Sai kỹ thuật khi chơi thể thao: Không khởi động hoặc khởi động không đúng cách trước khi thực hiện các động tác đưa tay qua đầu hay xoay vai nhiều lần cũng gây ra chấn thương. Điều này thường gặp ở những người chơi tennis, cầu lông, bơi lội, hoặc cử tạ.
  3. Mang vật nặng hoặc tai nạn: Chấn thương vai có thể xảy ra khi nâng vật nặng hoặc gặp tai nạn giao thông và lao động.
  4. Lão hóa: Ở người lớn tuổi, gân cơ đã bị thoái hóa nên ngay cả chấn thương nhẹ hoặc vận động vai quá mức cũng có thể dẫn đến rách gân.

Dấu hiệu của chấn thương khớp vai

Dấu hiệu của chấn thương khớp vai
Dấu hiệu của chấn thương khớp vai

Khi bị chấn thương khớp vai, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ: Cơn đau lan từ khớp vai đến bắp tay và khuỷu tay.
  • Đau khi vận động: Cơn đau tăng lên khi cố gắng vung tay hay nâng tay.
  • Yếu tay: Cảm giác tay yếu đi rõ rệt.
  • Sưng và cứng khớp: Có thể xuất hiện sưng, lỏng hoặc cứng khớp.

Các loại chấn thương khớp vai thường gặp

Các loại chấn thương khớp vai thường gặp
Các loại chấn thương khớp vai thường gặp
  1. Giãn hoặc rách dây chằng bao khớp vai: Lạm dụng hoặc ít hoạt động đều có thể làm dây chằng bao khớp vai bị giãn hoặc rách. Điều này gây đau và nhức mỏi khó chịu. Để lâu không chữa trị, cơn đau có thể lan rộng xuống cánh tay, lưng và gây ra các biến chứng như teo cơ, trật khớp vai, thậm chí là thoái hóa khớp.
  2. Trật khớp vai: Tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ khớp, gây tổn thương sụn viền và dây chằng. Hậu quả có thể là tổn thương dây thần kinh, mạch máu, chóp xoay vai, và gãy xương.
  3. Cứng khớp vai: Còn gọi là tình trạng dính bao khớp, chiếm khoảng 2% các tổn thương vai. Bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ mắc phải.
  4. Tổn thương sụn viền khớp vai: Sụn viền có thể bị tổn thương do té ngã, kéo giật vai, hoặc do thoái hóa tự nhiên. Dấu hiệu bao gồm đau trong khớp vai, tiếng lạo xạo khi cử động, và yếu cơ vai.
  5. Hội chứng chóp xoay: Thường gặp ở những người có động tác đưa tay qua đầu lặp lại nhiều lần. Cơn đau âm ỉ, lan lên cổ hoặc xuống cánh tay, kèm theo yếu cánh tay và mất ngủ về đêm.

Cách xử lý khi bị chấn thương khớp vai

Cách xử lý khi bị chấn thương khớp vai
Cách xử lý khi bị chấn thương khớp vai
  • Nghỉ ngơi: Tránh tham gia các hoạt động cần vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông và không khiêng vác đồ vật nặng.
  • Chườm lạnh: Ngăn ngừa hoặc giảm sưng nề, giảm co thắt cơ và giảm đau hiệu quả. Chườm lạnh vùng vai bị thương trong 15-20 phút mỗi lần, cách nhau 2-3 giờ.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc không kê đơn như Aspirin hoặc Ibuprofen có thể giảm đau và sưng. Tuy nhiên, cần sự chỉ định của bác sĩ do tác dụng phụ.
  • Phẫu thuật: Được tiến hành khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Khi các phương pháp tại nhà không hiệu quả cần phải tiến hành phẫu thuật để sử lí chấn thương
  • Chiropractic kết hợp Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng: Phương pháp này giúp phục hồi cấu trúc vai hiệu quả và an toàn nhờ không dùng thuốc và không phẫu thuật.

Chấn thương khớp vai là vấn đề phổ biến do vai là một khớp linh động nhất của cơ thể. Việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng tránh chấn thương, cần chú ý khởi động kỹ trước khi tập luyện, thực hiện đúng kỹ thuật và hạn chế các động tác gây căng thẳng cho vai.

Có thể bạn quan tâm