Chấn Thương Khi Bơi – Cách Phòng Tránh & Xử Lí Khi Gặp Chấn Thương

chấn thương khi bơi

Bơi lội, dù được xem là một môn thể thao nhẹ nhàng và ít va chạm, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương khi bơi. Các chấn thương này thường xuất phát từ việc lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài, kỹ thuật bơi không đúng hoặc tập luyện quá sức. Cùng phòng khám y dược vĩnh phúc tìm hiểu về những chấn thương có thể gặp và cách xử lí nhé.

Những loại chấn thương thường gặp khi bơi

Những loại chấn thương thường gặp khi bơi
Những loại chấn thương thường gặp khi bơi

Dưới đây là những chấn thương khi bơi có thể gặp:

  • Chấn thương vai: Đây là chấn thương khi bơi phổ biến nhất, đặc biệt là những người thường xuyên bơi tự do hoặc bơi bướm.
  • Chấn thương đầu gối: Lặp đi lặp lại động tác đạp chân mạnh và đối với bơi ếch. Đặc biệt khi gập hoặc duỗi gối, gây đau nhức vùng trước đầu gối,.
  • Chấn thương lưng: Nếu kĩ thuật của bạn sai thì có thể dẫn tới bị chấn thương vùng lưng dưới, lưng trên gây đau nhức, co rút cơ.
  • Chấn thương cổ: Thường gặp ở những người bơi tự do, do động tác ngẩng đầu lên khỏi mặt nước để thở. Điều này có thể gây căng cơ cổ, đau nhức và hạn chế vận động.
  • Viêm gân: Ngoài viêm gân chóp xoay ở vai, người bơi lội còn có thể gặp viêm gân ở các vị trí khác như khuỷu tay, cổ tay, gót chân. Viêm gân thường do sử dụng quá mức các khớp và gân, dẫn đến đau nhức, sưng và khó khăn khi cử động.
  • Chuột rút: Chuột rút thường gặp ở bắp chân, bắp đùi hoặc bàn chân, gây đau đớn và có thể khiến người bơi gặp nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng gây co cơ cứng một cách đột ngột, gây đau đơn.

Cách phòng tránh chấn thương khi bơi

Cách phòng tránh chấn thương khi bơi
Cách phòng tránh chấn thương khi bơi

Để phòng tránh chấn thương khi bơi lội, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

  • Khởi động kỹ: Trước khi xuống hồ để bơi, khởi động là bài tập không thể thiếu. Các bài tập khởi động nên bao gồm xoay các khớp, giãn cơ nhẹ nhàng, đặc biệt là các nhóm cơ thường được sử dụng khi bơi như vai, lưng, chân.
  • Học và thực hiện đúng kỹ thuật bơi: Hãy tham gia các lớp học bơi hoặc nhờ huấn luyện viên hướng dẫn để đảm bảo bạn đang bơi đúng kỹ thuật.
  • Tập luyện vừa sức: Đừng cố gắng tập luyện quá sức, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Nếu cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Đừng tập luyện liên tục mà không có ngày nghỉ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để cơ bắp được thư giãn và tái tạo năng lượng.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để cơ thể tràn đầy sức khoẻ, tránh mất nước khi bơi, gây ra những chấn thương không mong muốn
  • Bổ sung điện giải: Bơi lội khiến cơ thể mất nhiều điện giải qua mồ hôi. Hãy bổ sung điện giải bằng cách uống nước điện giải hoặc ăn các loại thực phẩm giàu điện giải như chuối, cam, sữa chua.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Nếu cần thiết, hãy sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như kính bơi, mũ bơi, nút bịt tai để bảo vệ mắt, tai và tóc.
  • Bơi ở nơi an toàn: Chọn bể bơi có nhân viên cứu hộ và tuân thủ các quy định an toàn. Nếu bơi ở biển hoặc hồ, hãy chú ý đến dòng chảy, sóng biển và các yếu tố nguy hiểm khác.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy đau nhức hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng bơi ngay lập tức.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập luyện tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ, đặc biệt là lưng, bụng và cơ vai sẽ giúp giảm thiểu chấn thương.

Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc trên, bạn có thể yên tâm tận hưởng niềm vui bơi lội mà không lo lắng về chấn thương.

Gặp chấn thương cách xử lí như thế nào?

Gặp chấn thương cách xử lí như thế nào?
Gặp chấn thương cách xử lí như thế nào?

Khi gặp chấn thương khi bơi thì có những cách xử lí như thể nào? dưới đây là một số cách khi gặp chấn thương nhé.

  • Dừng bơi ngay lập tức: Ngay khi cảm thấy đau hoặc có dấu hiệu chấn thương, hãy dừng bơi ngay lập tức. Cố gắng bơi tiếp có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ra khỏi nước: Nếu có thể, hãy tự mình bơi vào bờ hoặc nhờ người khác hỗ trợ. Hãy ra tìn hiệu cứu giúp, khi bạn không thể ra khỏi nước
  • Đánh giá tình hình: Hãy kiểm tra vùng bị chấn thương sau khi lên bờ. Xác định tình hình triệu chứng, có những xử lí tình huống linh hoạt, nếu không biết hãy nhờ nhân viên cứu hộ ngay lập tức.

Xử lý ban đầu

  • Nghỉ ngơi: Tránh vận động vùng bị chấn thương.
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm đá hoặc khăn lạnh để chườm lên vùng bị thương trong 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.
  • Băng ép: Nếu bị xưng vùng chấn thương có thể dùng băng ép để giảm sưng phù.
  • Nâng cao: Nâng vùng chấn thương để xử lí để giảm sưng.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế

  • Gọi cấp cứu: Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, nếu gặp chấn thương cực kì nghiêm trọng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
  • Đến cơ sở y tế: Trong trường hợp chấn thương nhẹ hơn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm